Tư vấn mở siêu thị mini với ngân sách hạn hẹp

Xu hướng mở siêu thị mini ngày một tăng, chỉ với một số vốn không cần lớn là bạn đã có ngay một siêu thị mini vừa đẹp vừa chuyên nghiệp.

Bạn có một số vốn kinh doanh và mong muốn mở một siêu thị mini nhưng bạn không có kinh nghiệm và không biết bắt đầu từ đâu. Bài viết này sẽ hướng dẫn cho bạn một cách chi tiết từ A - Z để có một siêu thị mini hoàn hảo.

Tư vấn mở siêu thị mini với ngân sách hạn hẹp


1. Những thứ cần chuẩn bị trước khi mở một siêu thị mini

- Chọn mặt bằng: 

Có 7 tiêu chí về mặt bằng cần chú ý:
  •  Khu đông dân cư: khách hàng tiêu dùng hàng ngày, thường xuyên chính là người trong khu dân cư xung quanh đó các bạn đừng nghĩ tới việc tóm được khách vãng lai.
  • Gần chợ cách ít nhất khoảng 300 mét: Nếu gần chợ quá thì sẽ bị khuất tầm nhìn. Người ta đi chợ xong đi ra mua đồ của mình thì hợp lý hơn. Siêu thị mà lại ngay ở cổng chợ thì không khác gì là quầy tạp hóa.
  • Mặt tiền 5 mét trở lên: Nếu có điều kiện thì mặt tiền càng lớn càng tốt vì mặt tiền nhỏ hơn sẽ rất khó bố trí để thu hút chú ý và thể hiện quy mô cửa hàng. 5m là đẹp nhất.
  • Diện tích 60 mét trở lên: Với 1000 mặt hàng tạp hóa thông dụng thì diện tích như vậy mới đủ đẹp để trưng bày.
  • Ưu tiên 2 mặt tiền (vị trí ở ngã 3): Đây là vị trí vàng mà bất kì một cửa hàng nào cũng muốn có.
  • Hợp đồng cho thuê nhà 5 năm trở lên: đã là kinh doanh mà đi thuê mặt bằng có rủi ro hợp đồng lỏng lẻo thì rất dễ mất cả chì lẫn chài. Chủ nhà thấy mình kiếm được sẵn sàng đền bù cho chút ít rồi đuổi khéo bằng nhiều cách.
- Trang thiết bị:
  • Biển bạt quảng cáo: Biển Led và biển bạt. Cái này thì tùy theo khả năng đầu tư, không thì làm cái biển phía trên thôi cũng được. Biển Led tương đối đắt rơi vào khoảng 3 triệu trở lên. Tính riêng tiền biển với Led phụ kiện kèm theo cũng rơi vào khoảng 5 triệu
  • Giá kệ siêu thị: Có nhiều mẫu, nhiều loại nhưng thông dụng vẫn là kệ đơn siêu thị và giá kệ kép siêu thị. Giá từ trên dưới 700k/ bộ.
  • Giải pháp bán hàng: phần mềm bán hàng, máy in hóa đơn, máy đọc mã vạch, máy tính, máy in mã vạch. Tổng trọn gói từ 10-20 triệu đồng tùy mức độ chuyên sâu và chất lượng của thiết bị đó.
  • Thiết bị an ninh: Camera an ninh (nên có), hệ thống cổng từ báo động. Trọn gói camera an ninh 4 mắt khoảng 6 triệu đồng loại tốt.
  • Thiết bị khác: Tủ đông, tủ mát, bàn ghế, giỏ siêu thị, xe đẩy, móc treo siêu thị… Lưu ý là tủ đông, tủ mát có thể xin được từ các nhà cung cấp như vinamilk, coca cola, pepsi...
- Nhân sự:
  • Nhân viên bán hàng: Nên có 2 người thay phiên nhau vì bán phải từ sáng sớm tới 10h tối. Hiện nay mô hình cửa hàng 24h đang được khách hàng thích nhất nên bạn cũng nên xem xét đến giờ mở cửa
  • Nhân viên kho: vì có quy mô nhỏ nên có thể gộp chung với nhân viên bán hàng
  • Người quản lý
  • Bảo vệ (nếu có)
- Hàng hóa:
  • Danh mục hàng hóa: Thông thường một minimart có khoảng 3000 mặt hàng siêu thị và 1000 mặt hàng bán chạy.
  • Giá cả hàng hóa: Giá cả hàng hóa bán lẻ sẽ thay đổi theo ngày và theo tuần. Nhà cung cấp thì luôn giở chiêu trò để bán nhiều hàng. Giá luôn áp dụng cơ chế khuyến mãi chứ không giảm giá.
  • Danh mục nhà cung cấp: Ở mỗi tỉnh sẽ có các nhà cung cấp khác nhau, bạn cần lên danh sách những nhà cung cấp để từng bước liên hệ thương thảo nhập hàng.
- Khảo sát đối thủ: 

Xem các cửa hàng xung quanh bán hàng gì, giá cả như thế nào. Vấn đề này rất quan trọng vì trong kinh doanh thì “biết mình biết ta trăm trận trăm thắng”. Thi thoảng bạn cử người sang đó mua độ chục mặt hàng để check giá. Về cứ áp bằng giá là đã có cơ hội lôi kéo khách hàng rồi. Vì ngoài giá còn phụ thuộc vào cung cách phục vụ nữa.


2. Những vấn đề cần chuẩn bị khi khai trương
  • Khách mời
  • Tiền lẻ
  • Túi bóng bán hàng
  • Loa đài
  • Thần tài
  • Người mở hàng…
Mấy vấn đề trên cũng quan trọng không kém và cũng tốn kém. Thường rơi vào khoảng 2 triệu trở lên.


3. Những điều cần chú ý khi mở bán siêu thị mini
  • Danh mục hàng nhập xuất
  • Theo dõi lượng hàng tồn trên kệ và hàng tồn trong kho
  • Mở rộng danh sách nhà cung cấp
  • Quản lý lượng tiền mặt bán hàng hàng ngày và tiền lẻ trả lại.
  • Quản lý hàng nhập hàng ngày
  • Quản lý doanh thu hàng ngày
  • Quản lý công nợ với nhà cung cấp, với khách mua buôn.
  • Cuối tháng xem báo cáo hiệu quả kinh doanh toàn bộ cửa hàng.
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có định hướng rõ ràng hơn khi bắt đầu mở một siêu thị mini
Tư vấn mở siêu thị mini với ngân sách hạn hẹp Tư vấn mở siêu thị mini với ngân sách hạn hẹp Reviewed by Nội thất siêu thị on 20:38:00 Rating: 5
Được tạo bởi Blogger.